Phong Cách Nội Thất Công Nghiệp Phóng Khoáng Và Hiện Đại
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp mang lại dấu ấn mạnh mẽ, phóng khoáng, hiện đại. Và khá phù hợp với những xu thế thiết kế hiện nay. Mỗi một con người chúng ta đều có những quan điểm sống riêng, sở thích sống riêng. Nếu như có người yêu thích hiện đại, thì có người lại yêu nét cổ điển, đơn giản,… Chính vì thế, thiết kế nội thất được sinh ra với vô vàn phong cách nội thất. Phù hợp với quan niệm sống, sở thích và gu thẩm mĩ riêng của từng người. Dưới đây là phong cách thiết kế nội thất công nghiệp mà chúng tôi tin rằng những người cá tính sẽ vô cùng yêu thích.
Đôi nét về lịch sử hình thành
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp hay còn gọi là Industrial. Chắc chắn là một niềm cảm hứng mới mẻ và đầy sáng tạo cho các bạn.
Không nhiều người biết rõ về nguồn gốc phong cách này. Phần lớn cho rằng nó phát triển ở Châu Âu, từ thế kỉ XX. Trước khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 kết thúc. Theo xu hướng dịch chuyển sang hướng toàn cầu hóa. Các nhà máy tại Tây Âu phải đóng cửa và bỏ hoang. Do họ chuyển xưởng sản xuất tới những quốc gia có chi phí lao động thấp hơn.
Sau một thời gian, dân số tại các thành phố lớn bị quá tải. Khiến diện tích sinh sống trở nên khan hiếm. Giải pháp hợp lý là chuyển đổi các khu vực công nghiệp bị bỏ hoang thành khu cư dân mới.
Thay vì che đi quá khứ là các nhà máy, các xưởng công nghiệp của những ngôi nhà này. Các KTS lại muốn tôn vinh chúng. Chính vì thế với phong cách Industrial tường được để trần, sàn thô ráp và cửa sổ kính lớn. Đây là những dấu hiệu còn sót lại của phong cách này.
Những đặc trưng cơ bản của phong cách thiết kế nội thất Công nghiệp
Dù là phong cách thiết kế nào đi chăng nữa thì cũng luôn có những đặc trưng cơ bản của riêng nó. Nếu Vintage hướng đến sự hoài cổ, phong cách cổ điển hướng đến sự sang trọng. Scandinavian hướng đến tinh tế, giản đơn thì phong cách nội thất công nghiệp lại hướng đến sự trần trụi, phóng khoáng.
Yếu tố trần trụi
Yếu tố trần trụi được đề cao trong phong cách nội thất công nghiệp. khi phong cách này nhấn mạnh vào những thiết kế đơn giản, để lộ nhiều hơn, vật liệu thô hơn. Những thiết kế thường thấy là những bức tường chưa hoàn thành, những viên gạch cũ kĩ, đường ống kim loại,…
Có thể hiểu yếu tố trần trụi của Industrial là do phong cách này mô phỏng lại những nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp. Nơi có tần suất hoạt động cao, việc hỏng hóc, thay thế là không tránh khỏi. Vì thế chúng phải được thiết kế đơn giản, được “phô bày” để dễ thay thế và xử lý.
Thiết kế không gian rộng mở
Intrusdial chính là thiết kế được tạo ra từ những nhà máy, khu công nghiệp bị bỏ hoang chính. Vì thế yếu tố không gian rộng mở là một trong những đặc trưng của phong cách này.
Không gian mở trong phong cách này có thể tạo ra từ cách giữ cửa sổ trần và đơn giản hóa nội thất trong phòng.
Với không gian nhỏ hơn, bạn có thể tạo không gian mở bằng cách liên thông giữa phòng khách và phòng bếp. Đừng tạo vách ngăn hay tủ chắn giữa hai khu vực này. Hãy để phòng khách và bếp ăn đều cùng một không gian sinh hoạt chung.
Về màu sắc
Ba màu sắc cơ bản của phong cách nội thất công nghiệp mà bạn cần phải biết đó là trắng, đen, xám. Những đồ dùng trang trí nội thất cũng sẽ đi theo tông màu công nghiệp đặc trưng của màu chủ đạo.
Ví dụ với phòng khách có tường trắng thì bộ ghế sofa và rèm cửa thường có màu xám, xanh xám, nâu. Ngược lại, nếu tường có màu xám, thì màu trắng dành cho ghế sofa và rèm cửa. Tạo ra điểm nhấn trong phòng. Những vật dụng khác như bàn, ghế nhỏ, tủ, kệ, đèn, quạt … cũng có màu sắc “lạnh” tương tự theo xu hướng công nghiệp.
>>> Xem thêm: Tận Hưởng Hạnh Phúc Bình Dị Với Phong Cách Nội Thất Hygge
Phong cách thực tế, hiện đại
Đồ nội thất trong phong cách công nghiệp là những vật dụng đơn giản với đường nét rõ ràng. “Xương sống” là từ thể hiện chính xác nhất tính trần trụi. Và cực kì cơ bản của nội thất trong phong cách này. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có sự thoải mái và tiện nghi khi sử dụng.
Trang trí ngẫu hứng, phóng khoáng
Với yếu tố trang trí, phong cách thiết kế nội thất không có sự sắp xếp logic, hay hợp lý. Mà chủ yếu là các vật dụng được sắp đạt ngẫu nhiên. Thể hiện sự phóng khoáng, cá tính của phong cách công nghiệp. Tuy nhìn thì bừa bộn nhưng sự thật lại rất ngăn nắp và có ý đồ riêng. Tạo nên cá tính, một chút “lung tung” có chủ đích.
Hy vọng qua bài chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về phong cách nội thất Công nghiệp – Industrial. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cũng muốn mang hơi thở công nghiệp này vào không gian của mình nhé!!!
>>> Xem thêm: Phong cách nội thất Bohemian quyến rũ và tự do
Video giới thiệu xưởng
Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư vấn để nhận ưu đãi từ chúng tôi