NHÀ

1. PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI – Modern style

Bắt nguồn từ phong cách kiến trúc của Đức và Scandinavia. Phong cách thiết kế hiện đại sẽ có đặc tính đơn giản và không tiểu tiết rườm rà. Không mang nét quá đặc trưng ở một thời kì nào. Mà ở thời kỳ nào thì phong cách này sẽ luôn tự cập nhật và thay đổi. Chính là để phù hợp với thời kỳ đó.

 

Phong cách hiện đại (modern style) được ra đời vào thế kỷ 20. Và đã trở thành phong cách thiết kế được ưu chuộng mãi cho đến thời điểm hiện tại.

Kết cấu thiết kế của phong cách này được đặc trưng bởi những khối hình học độc đáo. Chúng được bày trí theo kiểu không cân bằng nhưng có sự đối xứng tinh tế. Thêm vào đó, màu sắc trung tính kết hợp một tông màu đậm sẽ nổi bật cho phong cách này. 

Cụ thể, khi dùng màu trắng sẽ vừa thể hiện lên sự trang nhã và có phần tươi mới cho không gian.

Màu sẽ thể hiện lên sự ấm áp của nắng hay màu xanh sẽ thể hiện lên được tình yêu thiên nhiên, … 

Do vậy, khi thiết kế nội thất, bạn cần chọn ra một tông màu chủ đạo để có thể hòa hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn này cũng cần lưu ý đến yếu tố về mặt phong thủy.

Phong cách hiện đại là sự kết hợp của sự tối giản và sự tiện nghi. Nó tập trung vào các đường thẳng sắc nét, màu sắc đơn giản và các vật dụng đơn giản. Nội thất hiện đại tập trung vào tối ưu công năng sử dụng và đơn giản các chi tiết nội thất. Ví dụ như: ghế sofa, bàn trà, kệ tivi đến đèn chùm, thảm trải sàn, tranh treo tường,…. Các nội thất này thường làm từ kim loại, thủy tinh và bê tông. Bởi vậy mà phong cách này rất phù hợp để ứng dụng cho nhà ống nhỏ hẹp.

>>> Xem thêm: “Phong cách thiết kế nội thất hiện đại trong thiết kế nhà cửa”

2. PHONG CÁCH TRUYỀN THỐNG – Traditional style

Phong cách truyền thống (traditional style) trong nội thất thường phát triển từ các vùng miền và quốc gia trên thế giới. Những phong cách này thường có đặc trưng riêng biệt và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phong cách truyền thống thường được áp dụng trong các ngôi nhà kiểu cổ điển hoặc nông thôn. Nó tập trung vào việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá và vải thô.

Màu sắc trong phong cách này thường là màu tươi sáng như xanh lá cây – vàng chanh – đỏ. Các chi tiết trang trí trong phong cách này thường gồm các bức tranh tường, đèn lồng và các đồ cổ xưa.

Ví dụ như phong cách truyền thống châu Âu thường có sự kết hợp giữa các chất liệu tự nhiên như gỗ và đá cùng với các vật dụng nội thất được chế tác bằng tay, tạo ra một không gian sống đầy chất lịch sự và đẳng cấp.

>>> Xem thêm: “Phong cách thiết kế nội thất truyền thống Nga”

3. PHONG CÁCH MID – CENTURY

Phong cách Mid-Century (đầy đủ là Mid – Century Modern) thường được miêu tả là một phong cách thời trang và hiện đại, lấy cảm hứng từ thời kỳ giữa thế kỷ 20, từ những năm 1930 đến 1960 của nước Bắc Âu.

Phong cách Mid-century thường được sử dụng để tạo ra một không gian sống hiện đại và sang trọng. Là dấu ấn đậm nét của sự đơn giản, tinh tế, thoải mái, phóng khoáng và gần gũi với thiên nhiên.

Đồ nội thất theo phong cách này cũng hướng đến sự đa năng, công dụng. Vì vậy, sẽ thường thấy nhiều vật dụng trang trí bằng kim loại và gỗ. Với các đường nét thẳng và đơn giản.

Về màu sắc, bạn có vô số sự lựa chọn cho không gian nội thất của mình. Bạn không cần phải tiết chế màu sắc khi Mid – century hướng đến những màu sắc tươi sáng, sinh động. Để tạo nên sự tươi trẻ cho ngôi nhà. Bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam… miễn sao nó hài hòa. Và đem lại sự thoải mái, phóng khoáng cho không gian nhà bạn.

Có một yếu tố quan trọng nữa mà bạn nhất định không được bỏ qua. Chính là yếu tố hòa hợp và kết nối với thiên nhiên. Phong cách này khá ưa chuộng những cửa sổ lớn để có thể nhìn thấy không gian rộng lớn xung quanh.

Chất liệu gỗ, kim loại, vải.. là những chất liệu chính trong phong cách này để tạo nên sự hài hòa và gắn kết với hơn thiên nhiên.

>>> Xem thêm: “Phong cách thiết kế nội thất Mid-century hiện đai và tinh tế”

4. PHONG CÁCH MODERN FARMHOUSE

Sự cổ điển, thoải mái và không cầu kỳ là lợi ích lớn nhất mà phong cách nội thất Farmhouse mang lại cho người sử dụng. Nó cũng mang lại cho bạn cảm giác yên bình, quay trở về với thiên nhiên và thể hiện tình yêu với đất, hoa màu và không gian đồng quê yên vắng.

Phong cách Farmhouse ban đầu không phải là một phương án thiết kế có chủ đích trang trí nhà cửa. Mà đơn giản là sự sáng tạo từ nhu cầu thực tiễn.

Gốc rễ của khái niệm phong cách Farmhouse bắt nguồn từ thế kỷ 16 và 17 tại Châu Âu. Sau đó, nó nhanh chóng lan rộng đến Mỹ, nơi phong cách này được phát triển rất mạnh mẽ.

Điểm nhấn gỗ tự nhiên: Những tấm gỗ lớn vẫn giữ nguyên màu sắc thô mộc tự nhiên là đặc điểm nổi bật . Màu gỗ tối kết hợp với màu tường sáng tạo nên sự tương phản nổi bật cho căn nhà. Không gian được mở ra phía bên ngoài để lượng ánh sáng tràn vào trong phòng lớn nhất.

Màu sắc: Gam màu sáng như trắng – xám – be hay những màu pastel thường sử dụng nhiều trong phong cách này. Vì nó mang lại cảm giác thư thái, mát mẻ, nhẹ nhàng.

Tập trung vào gian bếp: Vì xuất phát ban đầu của phong cách này là tối ưu công năng để phục vụ hoạt động sinh hoạt ở nông trại. Nên gian bếp là trái tim của ngôi nhà theo phong cách này. . Bố trí nhiều chậu cây, hoa cỏ sẽ tạo cảm giác thư thả, yên bình. Hòa quyện căn nhà với thiên nhiên.

Vải và họa tiết: Chất liệu và hoa văn trên những đồ nội thất nhỏ như bọc đêm, rèm cửa hay thảm trong nhà. Ưu tiên sử dụng các loại vải thô, vải linen có họa tiết hoa lá để tạo cảm giác thoải mái. 

>>> Xem thêm: “Phong cách thiết kế nội thất Farmhouse – mang sự yên bình và giản dị vào trong không gian sống” 

5. PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN – Classic style

Phong cách cổ điển (classic style) thường có nguồn gốc từ thời kỳ đế chế La Mã, Hy Lạp cổ đại và thời kỳ Phục hưng. Nó tập trung vào các chi tiết phức tạp, kiểu dáng uốn lượn và vật liệu quý giá như gỗ, da và đồng.

Màu sắc trong phong cách cổ điển thường là màu trầm, tối và ấm áp. Những đặc điểm chính của phong cách này là các bức tường thảm hoa, các trần nhà cao và các chi tiết trang trí cầu kỳ.

Tính đối xứng và cân bằng: Đối xứng và cân bằng chính là đặc điểm quan trọng nhất trong phong cách nội thất cổ điển. Nó gần như là nguyên lý cơ bản để tạo nên dấu ấn chính trong phong cách này.

Chi tiết trang trí chủ yếu: Đặc trưng của những chi tiết trang trí trong phong cách này thường cầu kỳ, chi tiết, thẩm mĩ cực kỳ cao. Cùng sự kết hợp với những đường bo tròn mềm mại. Những đường cong uyển chuyển đã tạo nên sự quý phái, thanh lịch và lộng lẫy cho phong cách này.

Để duy trì sự tinh tế này, hãy chọn những chiếc đèn sáng để tạo đúng tâm trạng và không khí. Chúng không nhất thiết phải là những thiết bị chiếu sáng hiện đại, có thể tìm một vài mẫu đèn chùm tinh xảo

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất cổ điển thời thượng và tinh tế” 

6. PHONG CÁCH TÂN CỔ ĐIỂN – Neo classic style

Nền tảng từ Hy Lạp và La Mã cổ đại – một trong những nền văn minh lớn của thế giới. Phong cách nội thất tân cổ điển phát triển và thống trị Châu Âu xuyên suốt thế kỷ 18 – 19.

Phong cách nội thất tân cổ điển (Neo Classical style) được lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế nội thất cổ điển.

Chú trọng sự giản đơn và cân đối. Tỷ lệ hài hòa và màu sắc nhã nhặn trong từng đường nét. Nhưng vẫn mang lại vẻ sang trọng và thanh lịch vượt thời gian.

Đây là phong cách rất được lòng giới quý tộc, vua chúa Châu Âu. Chính vì thế chất liệu sử dụng cho phong cách tân cổ điển là chất liệu cao cấp. Phong cách này ưa chuộng chất liệu gỗ cao cấp, da thú, đá hoa cương.

Hoa văn – họa tiết: Mang trong mình sự sang trọng, đẳng cấp trong từng chi tiết. Chính vì thế hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ. Những đường nét họa tiết sắc sảo, cùng những đường cong bo tròn mềm mại. Tạo nên sự uyển chuyển, tinh tế cho không gian nội thất.

Màu sắc: nhã nhặn, thể hiện sự quý phái, sang trọng. Các màu như đen – đỏ booc đô – xám, rêu rất được ưa chuộng. Vì những màu này thể hiện cho vua chúa, quý tộc.

Tuy nhiên, nội thất tân cổ điển chỉ thích hợp sử dụng cho thiết kế nội thất nhà ống có diện tích vừa và lớn. Những ngôi nhà ống nhỏ hẹp không nên sử dụng phong cách này vì sẽ tạo cảm giác bí bách, chật chội và không thể hiện hết được vẻ đẹp của nó.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển sang trọng và đẳng cấp” 

7. PHONG CÁCH BẮC ÂU – Scandinavian style

Nếu bạn tìm kiếm sự ra đời của cái tên Scandinavian độc đáo. Bạn sẽ phải trầm trồ vì tên gọi Scandinavian chính là khái niệm để chỉ một phần hay toàn bộ Bắc Âu. Một vùng đất được biết đến với sự đa dạng sinh học và thiên nhiên phong phú. Nơi có bộ tộc người Viking nổi tiếng, quanh năm có tuyết cùng với đó là những ngôi nhà trắng tinh khôi.

Phong cách nội thất Bắc Âu -Scandinavian được lấy cảm hứng từ những vùng lãnh thổ của Bắc Âu. Toát ra hơi thở nhẹ nhàng, đơn giản và tinh tế như chính những con người của vùng lãnh thổ này. Từ nguồn gốc Bắc Âu đem đến cho Scandinavian một sức hút khó cưỡng. Khi khoác lên cho ngôi nhà sự tinh tế, đơn giản, tiên nghi và dễ sử dụng.

Màu sắc : chủ đạo chính là màu trắng tinh khôi. Nơi vùng đất lạnh giá, thường xuyên có tuyết phủ khi mùa đông dài, còn mùa hè thì quá ngắn.

Chất liệu : rừng tự nhiên trù phú và bạt ngàn, chính vì thế gỗ tự nhiên là chất liệu đặc trưng. Không chỉ thế với thiên nhiên lạnh giá, khắc nghiệt. Mà phong cách Bắc Âu còn sử dụng nhiều đá và lông thú để đem đến sự ấm cúng cho ngôi nhà của họ.

Với phong cách này ánh sáng và tỷ lệ không gian vô cùng quan trọng và mật thiết. Bởi với mùa đông dài, các nước Bắc Âu không được đón nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.

Phòng sử dụng nhiều cửa sổ lớn để tối đa ánh sáng vào nhà.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian – Bắc Âu tinh tế” 

8. PHONG CÁCH JAPANDI

Trong cả lối sống của người Nhật hay người dân vùng Scandinavie đều chuộng sự gọn gàng, ngăn nắp. Các vật dụng nội thất được chọn lựa với các đường nét tinh tế và giản đơn, tạo ra một không gian sống thanh lịch và đơn giản. Đây cũng là một cách để khiến ngôi nhà trở nên tinh giản có nhiều khoảng trống để sinh hoạt.

Phong cách Japandi là một sự kết hợp giữa phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản trang nhã và Scandinavia lịch lãm. Xu hướng thường sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre và sợi bông, tạo ra một không gian sống thanh lịch và tinh tế.

Màu sắc: được sử dụng rất hạn chế, với các gam màu đất nhẹ nhàng. Các gam màu trung tính sẽ được ưu tiên sử dụng. Đặc biệt, các màu đối lập sáng tối, trắng đen được ứng dụng nhiều hơn.

Thông thường, những màu sắc tone sáng như trắng, be, xám trắng. Được sử dụng làm màu nền để tôn lên đồ nội thất màu tối sang trọng

Sử dụng rất nhiều đồ trang trí tự nhiên như cây cảnh, bình hoa và nến. Các đồ trang trí này giúp tạo ra một không gian sống gần gũi với thiên nhiên và tạo ra một không gian sống bình yên và tĩnh lặng.

Các ô cửa kính lớn, giếng trời đều là những phương tiện để đón sáng trong một ngôi nhà Japandi.

Do đó, để thành công với phong cách Japandi bạn cần phải biết hạn chế số lượng vật dụng. Đồ đạc không nên được xếp ken dày mà hãy để thông thoáng, chừa chỗ cho những khoảng trống thanh tịnh. Và luôn để nắng và gió tự do len lỏi vào từng góc nhà, khuấy động sức sống.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất JAPANDI- sự pha trộn hoàn hảo từ phong cách Nhật Bản và Scandinavian” 

9. PHONG CÁCH HOLLYWOOD REGENCY

Phong cách Hollywood Regency thường được sử dụng để tạo ra một không gian sống sang trọng và quý tộc. Các vật dụng nội thất được chọn lựa kỹ càng và đắt tiền, với các chi tiết lộng lẫy như đá quý, chất liệu kim loại và tay nắm đồ trang trí bằng tay.

Phong cách Hollywood Regency là một phong cách nội thất được lấy cảm hứng từ thời kỳ hoàng kim của Hollywood. Thường thấy trong giai đoạn từ những năm 1920 đến 1950. Phong cách này được biết đến với sự kết hợp giữa những chất liệu đắt tiền, các màu sắc đậm và các chi tiết lộng lẫy.

Nội thất thường sử dụng nhiều chất liệu như da, lụa, nhung, velvet, và satin. Đặc biệt là màu sắc đen – trắng – vàng – bạc. Các chi tiết hoa văn và họa tiết được sử dụng rộng rãi trong phong cách này, với các đường cong và các hình dạng lạ mắt.

10. PHONG CÁCH CÔNG NGHIỆP – Industrial style

Yếu tố trần trụi được đề cao trong phong cách nội thất công nghiệp. khi phong cách này nhấn mạnh vào những thiết kế đơn giản, để lộ nhiều hơn, vật liệu thô hơn. Những thiết kế thường thấy là những bức tường chưa hoàn thành, những viên gạch cũ kĩ, đường ống kim loại,…

Phong cách công nghiệp (Industrial style) xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Được phát triển từ các nhà máy, nhà kho và những không gian công nghiệp. Thường sử dụng các vật dụng trang trí và nội thất có kiểu dáng khỏe khoắn và những chất liệu thô.

Yếu tố không gian rộng mở là một trong những đặc trưng của phong cách này. Không gian mở này được tạo ra từ cửa sổ trần và đơn giản hóa nội thất trong phòng.

Với không gian nhỏ hơn, có thể tạo không gian mở bằng cách liên thông phòng khách và phòng bếp. Đừng tạo vách ngăn hay tủ chắn giữa hai khu vực này. Hãy để phòng khách và bếp ăn đều cùng một không gian sinh hoạt chung. 

Ba màu sắc cơ bản của phong cách nội thất công nghiệp đó là trắng – đen – xám. Những đồ dùng trang trí nội thất cũng sẽ đi theo tông màu công nghiệp đặc trưng của màu chủ đạo.

Ví dụ với phòng khách có tường trắng thì bộ ghế sofa và rèm cửa thường có màu xám – xanh xám – nâu.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp – phóng khoáng và hiện đại” 

11. PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG – Indochine style

Phong cách Indochine mang trong mình vẻ đẹp truyền thống và nét đẹp trong kiến trúc Pháp Cổ. Tổng thể từ kiến trúc đến nội thất nhà ống Idochine mang vẻ đẹp tao nhã, có chút cổ điển nhưng lại hiện đại, sang trọng.

Phong cách Đông Dương (Indochine style) có nguồn gốc của xuất phát từ những các nước thuộc bán đảo Đông Dương. Hay còn gọi là bán đảo Trung – Ấn, gồm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Do kiến trúc sư người Pháp sáng tạo ra vào thế kỷ 20.

Phong cách Indochine sử dụng ba màu chủ đạo là vàng nâu – trắng để thiết kế. Tạo cảm giác ấm áp hơn cho gia đình.

Sử dụng các chất liệu bằng gỗ, tre, mây,… trong nhà ống nhằm tạo cảm giác gần gũi, thân thiết cho mọi người.

Chất liệu tre: Tre là một vật liệu xanh, không tạo ra chất thải và còn giúp cho bầu không khí thêm trong lành cho các công trình.

Tạo ra nét đẹp mộc mạc, bình dị như chính con người Việt Nam nơi đây.

Chất liệu gạch bông, gạch nung: Tạo sự tinh tế, sang trọng. Không thể thiếu để tạo ra sàn nhà ống đậm chất Đông Dương.

Chất liệu gỗ: Với công dụng mềm, bền, chắc,.. gỗ được chạm khắc đôi nét hoa văn đầy sáng tạo.

Hoa văn Hình chữ nhật: Phong cách Đông Dương được trang trí với các hán tự như Phúc – Lộc – Thọ – Hỷ. Hơn nữa, các đường nét đơn giản, đan xen, xếp chồng lên nhau để tăng thêm dấu ấn đặc sắc của phong cách nội thất này.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương – nơi giao thoa hai miền kiến trúc Việt Pháp” 

12. PHONG CÁCH BOHEMIAN

Bohemian hay còn gọi là Boho hoặc Boho Chic. Đây chính là thuật ngữ để chỉ về phong cách của cộng đồng người Bohemia (Gypsy) sống ở Ấn Độ .

Phong cách Bohemian thường được mô tả là một phong cách tự do, táo bạo và đầy màu sắc. Vì được lấy cảm hứng từ phong trào văn hóa Bohemian ở châu Âu thế kỷ 19. Nên thường được miêu tả là một phong cách nghệ thuật và sáng tạo.

Phong cách Bohemian thường sử dụng những vật dụng trang trí đầy màu sắc và nhiều hoa văn. Thêm vào đó là chất liệu vải thô và thiên nhiên như gỗ, tre, da, len và lông thú. Các vật dụng trang trí thường được chọn từ các chợ cổ và thư viện cũ. Tạo ra một không gian sống đầy tính cá nhân và tự do.

Với phong cách nội thất Bohemian, vải có mặt khắp mọi nơi trong căn nhà, trong moị ngóc ngách. Tất cả đều được lựa chọn vải với những gam màu bắt mắt nhất.

Các họa tiết hoa văn nổi bật, để căn phòng luôn tươi mới và tràn ngập sức sống.

Những bức tường trang trí theo phong cách Bohemian luôn được chú trọng. Vì thế mà bảng màu lúc nào cũng đa dạng và phong phú. Không chỉ những gam màu trung tính như màu nâu hay màu đất. Mà cả những sắc rực rỡ như vàng, cam, hồng, đỏ cam, xanh… cũng có thể được tận dụng tối đa trong việc thiết kế.

Bất chấp mọi quy chuẩn, nguyên tắc, đồ nội thất trong Bohemian được thiết kế khá ngẫu hứng. Mọi cảm hứng bất chợt, đều là chất xúc tác để chủ nhân nắm lấy và sáng tạo không gian riêng của mình.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Bohemian – quyến rũ và tự do” 

13. PHONG CÁCH COASTAL

Màu sắc trong phong cách thiết kế nội thất Coastal thường rất tươi mới và sáng sủa, như màu trắng, xanh dương, màu xanh lá cây, màu đỏ của thuyền buồm và màu cát. Sự kết hợp của các màu này mang lại cảm giác yên tĩnh và thư giãn cho không gian sống.

Phong cách Coastal thường được miêu tả là một phong cách biển và nhiệt đới. Với những màu sắc tươi tắn và tươi mát, mang lại cảm giác tươi trẻ và thoải mái. Phong cách này thường được sử dụng trong các căn hộ và nhà ở gần bờ biển. Nhằm tạo ra một không gian sống gần gũi với thiên nhiên và đầy tinh thần nghỉ ngơi.

Phong cách Coastal sử dụng nhiều màu xanh dương – xanh lá cây – trắng. Kết hợp các chi tiết trang trí như dải đồng xu biển, tác phẩm nghệ thuật liên quan đến đại dương. Những chiếc giường lưới và các tấm rèm vải mỏng tạo ra một không gian sống thư giãn và thoải mái.

Phong cách Coastal tập trung vào sự gần gũi với thiên nhiên và sự tươi mới môi trường đại dương. Các vật dụng trong phong cách này thường là các vật dụng được làm bằng các chất liệu tự nhiên.

14. PHONG CÁCH VINTAGE

Vintage chính là sự kết hợp giữa các yếu tố. Bao gồm cổ điển của thập niên cũ với phong cách hiện đại, second-hand (những đồ đã qua sử dụng). Chúng mang tính hoài cổ, mang đến không gian sống với những vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình dị, lãng mạn. Những mang đậm dấu ấn của thời gian. 

Phong cách Vintage chính là sự hoài cổ, mang đến vẻ đẹp cổ điển cho ngôi nhà. Vintage chính là một thuật ngữ chỉ đồ dùng có thời gian cách đây 20 – 100 năm. Nếu hơn 100 năm thì gọi là antique.

Vì tập trung vào sự độc đáo và lịch sử của các vật dụng. Nên Vintage sẽ mang một cái nhìn cổ điển. Từ sofa, bàn, ghế, gường ngủ, tranh ảnh,… Tất cả đều khoác lên mình vẻ quyến rũ, nét dịu dàng và hoài niệm của thời gian.

Màu sắc theo phong cách Vintage thường mang hơi hướng hoài cổ, thường là các màu trầm. Vintage chính thống thường sử dụng màu trắng chủ đạo xuyên suốt căn phòng. 

Phong cách Vintage pha trộn hiện đại lại có sự phóng khoáng và phá cách. Thông thường những màu chủ đạo như be, kem, trắng vẫn được sử dụng. Điều khác biệt là những nội thất khác hầu như đều toát lên vẻ hiện đại và cao cấp hơn.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Vintage – hoài cổ và nhẹ nhàng” 

15. PHONG CÁCH RUSTIC

Phong cách Rustic phổ biến ở khu vực Bắc Âu trong thập niên 60 của thế kỷ 20. Được ra đời từ ngôi nhà của nữ hoàng Marilyn Monroe. Trong không gian của ngôi nhà khá mộc mạc, đơn giản nhưng lại rất độc đáo và ấn tượng.

Phong cách Rustic được miêu tả là một phong cách nông thôn, đầy tính chất cổ điển và ấm áp. Thường được sử dụng để tạo ra một không gian sống gần gũi với thiên nhiên và mang lại cảm giác thân thiện.

Phong cách Rustic sử dụng nhiều vật dụng bằng gỗ và kim loại, với các màu sắc tự nhiên. Màu sắc trong phong cách Rustic thường là các màu nâu – xanh lá cây – đỏ gạch.

Những chiếc ghế bành, tủ quần áo, và giá sách bằng gỗ thô thường được sử dụng để tạo ra một không gian sống có tính chất nông thôn và chân thật.

Đến nay Rustic được biết đến là kiến trúc với không gian của hiện đại. Kết hợp với những vật liệu rẻ tiền, cũ kỹ và hướng đến thiên nhiên. Phong cách Rustic đem lại vẻ đẹp tao nhã, lãng mạn nhưng cũng rất hiện đại. Chính vì thế những người yêu thích phong cách này thường có tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Rustic cho mùa thu – đông ấm áp” 

16. PHONG CÁCH NỘI THẤT ĐỒNG QUÊ – Elegant Countryside style

Phong cách nội thất đồng quê (Elegant country style) là sự pha trộn kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới. Được lấy cảm hứng từ những miền quê thanh bình ở Châu Âu như Pháp, Ý, Anh. Đây là sự kết hợp lãng mạn, cổ điển của những vùng đất đã đi vào truyền thống lịch sử nhân loại.

Nét chủ đạo trong phong cách đồng quê là những tấm gỗ lớn và mộc mạc, thường là các loại gỗ thông.

Không gian ấm cúng nhưng mở, thân thiện với thiên nhiên và mở ra phía bên ngoài. Để lượng ánh sáng tràn vào trong là lớn nhất.

Màu sắc theo phong cách này là những gam màu sáng như trắng, xám, be. Sẽ tạo nên sự đặc biệt không thể không kể đến. Tận hưởng cuộc sống thanh bình và dịu dàng của những vùng quê yên bình.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Đồng quê nhẹ nhàng” 

17. PHONG CÁCH ART DECO

Phong cách Art Deco xuất hiện ở Pháp vào những năm 1920- 1930. Và được ưa chuộng trong suốt thập niên 1930. Phong cách thiết kế này là sự kết hợp giữa kiến ​​trúc cổ điển, Art Nouveau và văn hóa đương đại.

Phong cách Art Deco sử dụng các chất liệu cao cấp như đá, kim loại và thủy tinh. Để tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp. Màu sắc phổ biến trong phong cách này là màu đen – trắng – xanh đen – xám – vàng – đỏ.

Phong cách Art Deco có những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ và đặc trưng. Các chi tiết trang trí thường được thiết kế đơn giản nhưng góp phần tạo nên sự tinh tế và phong cách của phòng.

>>> Xem thêm: Thực tế thi công phong cách thiết kế nội thất Art Deco” 

18. PHONG CÁCH FUNKY

Phong cách Funky là một phong cách thiết kế nội thất nổi tiếng trong thập niên 70. Nó được phát triển dựa trên phong cách nghệ thuật và âm nhạc funk. Chính là một dòng nhạc phát triển từ thập niên 60 và 70 tại Mỹ.

Được xem là sự kết hợp giữa sự táo bạo, màu sắc tươi sáng, hình thức đồ sộ và thiết kế tối giản. Các đường nét được thiết kế theo hình khối hình cầu, hình chữ nhật, hình tam giác và các hình dạng phức tạp khác. Nhằm để tạo ra sự tươi mới và độc đáo cho căn phòng.

Màu sắc cũng rất đa dạng và phong phú, từ màu sáng tới màu đậm. Có thể sử dụng một hoặc nhiều màu sắc để tạo ra không gian nội thất vui tươi và sôi động.

Tuy nhiên, khi thiết kế, cần chú ý đến sự cân bằng và độ hài hòa của căn phòng. Nhằm tránh tình trạng quá tải hoặc khó chịu. Nếu thiết kế không hợp lý, phong cách Funky có thể trở nên quá đơn giản hoặc quá thô và lố bịch.

Không gian Funky mang đến là sức hút chinh phục thị giác. Chứ không chú trọng nhiều đến những nét lãng mạn, nhẹ nhàng.

19. PHONG CÁCH SHABBY CHIC

Phong cách Shabby Chic thường được miêu tả là một phong cách thiết kế vintage và nữ tính. Với những màu sắc nhạt và mềm mại, tạo ra một không gian sống tươi tắn và ấm áp.

Phong cách này sử dụng nhiều vật dụng trang trí vintage và cổ điển, nhưng được cải tạo lại để trông như mới hoặc hơi xác xơ, tạo ra một vẻ đẹp cũ kỹ nhưng vẫn rất đáng yêu. Những vật dụng trang trí thường được làm bằng chất liệu như gỗ, kim loại, và chất liệu vải như len và lụa.

20. PHONG CÁCH ZEN

Phong cách Zen thường được miêu tả là một phong cách đơn giản và tĩnh lặng. Tạo ra một không gian sống yên tĩnh và thoải mái. Phong cách này lấy cảm hứng từ triết lý Đông Phương và phong cách kiến trúc truyền thống Nhật Bản.

Phong cách Zen thường sử dụng các tông màu nhạt và tự nhiên, như xám – trắng – nâu. Đặc biệt, các vật dụng trang trí được giữ tối giản và đơn giản.

Nội thất thường được làm bằng chất liệu tự nhiên như gỗ và đá và có một thiết kế đơn giản và tinh tế.

21. PHONG CÁCH FENGSHUI

Phong cách Feng Shui được lấy cảm hứng từ triết lý phong thủy Trung Quốc. Tạo ra một không gian sống cân bằng và đem lại may mắn. Các yếu tố chính của phong cách này là sử dụng các vật dụng và màu sắc có ý nghĩa phong thủy. Nhằm cân bằng yin và yang và tạo ra sự thư thái cho chủ nhân của ngôi nhà.

Phong cách Feng Shui sử dụng những nguyên tắc của nghệ thuật phong thủy. Với mục đích giúp cải thiện sức khỏe, tài lộc và mối quan hệ. Các yếu tố quan trọng trong phong cách này bao gồm sắp đặt nội thất theo hướng phong thủy. Sử dụng các vật dụng trang trí mang tính hình thức và ý nghĩa phong thủy. Để tạo ra một không gian sống hài hòa. Với sự cân bằng giữa âm dương, sắc thái và vị trí của các vật dụng trong không gian.

22. PHONG CÁCH TỐI GIẢN – Minimalism style

Phong cách tối giản hóa (Minimalism style) tập trung vào sự đơn giản, và sự sắp xếp tối ưu cho không gian sống. Các vật dụng thường là các đồ vật nhỏ gọn, với thiết kế sáng tạo và chất liệu độc đáo. Vì thế, chất lượng của sản phẩm sẽ luôn được các nhà thiết kế tập trung nhiều hơn.

Các đồ nội thất thông thường được làm bằng vật liệu đơn giản như gỗ, kim loại, da và thủy tinh. Các màu sắc của vật liệu thường là các màu trung tính như trắng – đen – xám hoặc nâu nhạt. Điều này tạo ra một cảm giác thanh lịch và tinh tế trong không gian sống.

Màu sắc phong cách tối giản thường là màu trắng – đen – xám. Để tối ưu gian lận thị giác tầm nhìn, khiến không gian trông rộng rãi hơn. Nhờ đó mà giúp gia chủ giảm stress và tạo một cảm giác thư giãn.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản hóa thường sử dụng ánh sáng tự nhiên và không sử dụng quá nhiều đèn để tạo ra cảm giác rực rỡ. Ngoài ra, đôi lúc cũng sử dụng các đèn trang trí nhỏ để tạo ra một điểm nhấn nhẹ nhàng trong không gian sống.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất tối giản cho người tinh tế” 

PHONG CÁCH TỐI ƯU HÓA – Maximalism style

Phong cách tối đa hóa (Maximalism style) là một phong cách nội thất đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều màu sắc. Cùng với đó là nhiều họa tiết và chi tiết trang trí phức tạp. Phong cách này có xu hướng táo bạo và sôi động, tạo ra một không gian sống đầy sức sống và vui tươi.

Trong phong cách Maximalism, mọi thứ đều được sử dụng một cách táo bạo và không giới hạn. Vì không nhắm đến sự hoàn hảo, Maximalism thường đề cao phong cách cá nhân thông qua vật liệu nội thất trong nhà. Các chất liệu được sử dụng bao gồm vải bông, lụa, nhung, velvet và satin.

Tận dụng tối đa sự phức tạp từ vải qua rèm cửa, thảm trải sàn, đệm lót hoặc khăn…

Có lẽ đối với những người nghiêm túc thì Maximalism là một điều gì đó điên rồ, diêm dúa, lòe loẹt và lố lăng. Nhưng còn với những người ưa chuộng nó thì đây là một cách để yêu thương bản thân. Truy cầu những niềm vui, mở mang về tầm nhìn và dung hòa những quan điểm trái ngược. Các ý tưởng cứ lần lượt xuất hiện và kích thích tột cùng trí tò mò của bộ não.

Hãy nhớ, chỉ cần còn không gian là còn chỗ đặt thêm đồ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo và nhờ tư vấn từ các chuyên gia thiết kế nội thất. Bởi rất có thể, ngôi nhà của bạn sẽ trông lộn xộn, ngổn ngang.

>>> Xem thêm: Phong cách thiết kế nội thất Maximalism – bản giao hưởng đầy màu sắc” 

Với các gợi ý về cách trang trí nơi nương tựa tâm hồn của mỗi cá nhân, hy vọng AIC đã giúp bạn có thể áp dụng được vào căn phòng của chính mình để nó trông hợp lý hơn. Đừng ngần ngại liên hệ với AIC JSC qua Hotline 090 2526 355 hoặc inbox Fanpage để thay mới không gian căn phòng của bạn nhé

Video giới thiệu xưởng

Đăng ký tư vấn

Đăng ký tư vấn để nhận ưu đãi từ chúng tôi

Leave A Comment

bài viết tương tự