Trần Thạch Cao Khung Nổi Và Khung Chìm – Sự Lựa Chọn Nào Là Tốt Nhất???
Trần thạch cao ngày nay trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều loại công trình. Có 2 dạng trần thạch cao chính là trần nổi và trần chìm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn không biết trần nổi là gì và trần chìm là như thế nào? Vì vậy, trong bài viết dưới đây, AIC sẽ cung cấp những thông tin liên quan. Để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về 2 loại mẫu thiết kế trần thạch cao này nhé!
Trần thạch cao khung nổi
Định nghĩa trần thạch cao khung nổi
Thiết kế trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần thả. Đây là loại trần được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Nó có tác dụng dùng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật đường dây điện, ống nước, … dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói.
Ưu điểm của trần thạch cao khung nổi
Loại trần khung nổi được lắp đặt dễ dàng. Bằng cách thả từng tấm thạch cao từ trên xuống được cắt ra có kích thước bằng khung định hình.
– Về mặt thẩm mỹ, trần khung nổi giúp che lấp các hạng mục kỹ thuật như hệ thống điện, nước, báo cháy, dây cáp … Nếu có sự cố xảy ra, gia chủ chỉ cần tháo tấm thạch cao và dễ dàng sửa chữa.
– Khung trần nổi làm bằng kim loại nhẹ, cứng, có khả năng chống rỉ sét, chịu nhiệt, ẩm tốt.
– Thi công trần thả (trần nổi) thường có chi phí rẻ. Đáp ứng được phần lớn nhu cầu và kinh tế của người dùng.
Nhược điểm của trần thạch cao khung nổi
Không mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế. Hạn chế khả năng trang trí hoa văn so với loại trần chìm.
Định nghĩa trần thạch cao khung chìm
Trần chìm có cấu tạo khung xương được ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Nhìn bình thường chúng ta sẽ không thấy các khung xương như trần nổi. Công trình khi sử dụng trần chìm trông sẽ giống như trần bê tông bình thường được sơn tô đẹp mắt. Khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U. Chúng được kết nối với nhau thành khung xương hoàn chỉnh. Sau đó, người ta treo ghép từng tầm thạch cao bên dưới.
Ưu điểm của trần thạch cao khung chìm
Trần thạch cao khung chìm được ứng dụng nhiều trong nhà ở như phòng khách, phòng ngủ …
– Trần khung chìm có trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng.
– Về mặt thẩm mỹ, trần khung chìm dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo sở thích. Có thể cắt ghép kết hợp với nhiều loại đèn trang trí khác nhau, mang đến vẻ đẹp riêng cho mỗi căn phòng.
– Trần thạch cao khung chìm tối ưu không gian, mang lại cảm giác thông thoáng.
– Thêm nữa, trần chìm có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn trần nổi.
Nhược điểm của trần thạch cao khung chìm
– Trần khung chìm dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ.
– Chi phí lắp đặt trần chìm khá cao. Vì thời gian thiết kế thi công đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và tốn nhiều thời gian hơn.
– Quá trình sửa chữa hay kiểm tra bất kì chi tiết nào cũng cần phải tháo dỡ toàn bộ trần. Việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.
Nên chọn trần thạch cao khung nổi hay khung chìm?
Nhiều người khi chưa hiểu rõ về trần thạch cao khung nổi và khung chìm. Nên luôn băn khoăn không biết lựa chọn trần nào cho thích hợp với không gian thiết kế của mình. Tuy nhiên, với những gì nêu rõ ở trên, mỗi loại trần tương ứng với những công trình khác nhau. Do đó, lựa chọn trần thạch cao khung nổi hay khung chìm phụ thuộc vào công trình bạn xây dựng. Như là nhà ở, chung cư, khách sạn, quán cà phê hay nhà hàng … mà đưa ra quyết định sao cho tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về trần thach cao khung nổi và khung chìm. Qua đó, có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện gia đình. Mọi thông tin liên quan cần được giải đáp về thiết kế nội thất hay vật liệu. Quý khách hàng vui lòng truy cập trực tiếp website hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline 0901 744 489 để được hỗ trợ nhé!!!
Nguồn: tham khảo
>>> Xem thêm: Những Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Và Ứng Dụng Trong Nội Thất
Video giới thiệu xưởng
Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư vấn để nhận ưu đãi từ chúng tôi